Blog Listed all our awesome blog posts, hospital news!

Bé ho sổ mũi có chích ngừa được không? 11+ mũi vacxin nhất định phải tiêm

Bé ho sổ mũi có chích ngừa được không? 11+ mũi vacxin nhất định phải tiêm

Chích ngừa hay tiêm chủng ở trẻ em là việc rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe từ sớm cho trẻ. Tuy nhiên sẽ có những vấn đề nảy sinh khiến bé không thể chích ngừa đúng hạn. Bé ho sổ mũi có chích ngừa được không? Cần lưu ý điều gì khi cho trẻ đi chích ngừa?

1. Bé ho sổ mũi có chích ngừa được không?

Hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu, đặc biệt là hệ miễn dịch hô hấp. Nên trẻ rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, biểu hiện nhẹ ban đầu sẽ là ho, sổ mũi, hắt hơi,… Vậy khi bé bị ho sổ mũi có chích ngừa được không?

Nếu bé chỉ bị ho, sổ mũi nhẹ, không bị các vấn đề khác thì không cần chỉ định tiêm vắc xin. Nếu liều vắc xin này có thể tiêm vào đợt sau thì mẹ nên để đến khi bé khỏi hoàn toàn rồi tiêm, như vậy sẽ tốt hơn cho bé. Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ tiêm phòng để an toàn nhất cho con.

Tuy nhiên, nếu bé bị sổ mũi nhiều, nghẹt mũi, đi theo các triệu chứng ho khan, sốt cao thì mẹ không nên cho bé đi tiêm phòng. Hãy đợi khi bé khỏe mạnh hoàn toàn hãy cho bé đi tiêm lại mũi vắc xin này.

Nếu bé chỉ bị ho, sổ mũi nhẹ, không bị các vấn đề khác thì không cần chỉ định tiêm vắc xin
Nếu bé chỉ bị ho, sổ mũi nhẹ, không bị các vấn đề khác thì không cần chỉ định tiêm vắc xin

 

2. Vai trò của tiêm chủng với trẻ em

Năm 1796, Vắc xin được ra đời như một thành quả lớn lao của nhân loại trong việc phòng ngừa bệnh tật. Bản chất của vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật, kích thích cơ thể chủ động sinh ra miễn dịch đặc hiệu, tăng sức đề kháng của cơ thể với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.

2.1. Vắc xin hiện là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Nhờ có vắc xin mà hàng năm, 2,5 triệu trẻ em trên khắp thế giới đã được cứu sống khỏi các bệnh truyền nhiễm. Thống kê cho thấy, 85- 95% người sau khi được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể. Người được tiêm chủng sẽ không bị mắc bệnh, không có những di chứng do bệnh và không chết do bệnh. 

2.2. Phát triển nguồn nhân lực bền vững cho quốc gia

Tiêm chủng vắc xin giúp trẻ em không mắc các bệnh truyền nhiễm hay các di chứng của bệnh truyền nhiễm. Giúp tạo nên một thế hệ trẻ em khỏe mạnh, phát triển cả về thể chất và trí não. Góp phần rất lớn vào việc bảo vệ, phát triển nguồn nhân lực cho quốc gia.

Tiêm chủng giúp tạo nên một thế hệ trẻ em khỏe mạnh, phát triển cả về thể chất và trí não
Tiêm chủng giúp tạo nên một thế hệ trẻ em khỏe mạnh, phát triển cả về thể chất và trí não

 

2.3. Góp phần hiệu quả trong việc xóa đói giảm nghèo 

Tiêm chủng giúp làm giảm gánh nặng lên y tế về lâu dài. Khi xã hội ít bệnh tật, sẽ giảm tải việc phải chăm sóc người bệnh, giảm chi phí cho việc chữa bệnh, giảm tình trạng trẻ em bị bệnh, tàn phế hoặc người lớn mất khả năng lao động trong mỗi gia đình. Không chỉ trẻ em, cũng có rất nhiều loại vắc xin cho người lớn, làm giảm tối đa khả năng nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe.  

3. Các mũi tiêm chủng cho trẻ em quan trọng mẹ nhất định phải biết

Trẻ em sơ sinh là đối tượng cần ưu tiên bảo vệ sức khỏe hàng đầu. Có rất nhiều loại vắc xin cho trẻ em, dưới đây là 11 loại vắc xin phòng ngừa bệnh  cho trẻ từ 1-5 tuổi không nên bỏ lỡ.

3.1. Cúm mùa

Bệnh cúm thường có diễn biến nhẹ và chóng hồi phục nhưng đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ có hệ miễn dịch yếu thì cúm mùa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là với những trẻ mắc các bệnh mãn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch thì bệnh cúm lại rất nguy hiểm, có thể dẫn đến viêm cơ tim, viêm phổi, viêm não,.. Chủ động tiêm vắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất.

3.2. Bệnh do phế cầu khuẩn gây nên

Phế cầu khuẩn có nhiều biến chủng phức tạp, lây qua đường hô hấp và gây ra các bệnh như: viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa. Phế cầu khuẩn gây bệnh chủ yếu là ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ 3 tuổi, người trên 60 tuổi và người có bệnh nền. 

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên tiêm vắc xin phòng các bệnh do vi khuẩn phế cầu khuẩn ngay từ sớm, trước khi trẻ đi mầm non, mẫu giáo.

3.3. Bạch cầu, Ho gà, Uốn ván

Đây là những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ.

– Bạch cầu có thể khiến trẻ bị viêm cơ tim, viêm thần kinh.

– Ho gà có thể gây suy hô hấp, viêm phổi, viêm não.

– Uốn ván khiến co thắt thanh quản, thuyên tắc phổi, gãy xương,…

Với những bệnh nguy hiểm như thế này, bé phải có những mũi tiêm nhắc lại. Trẻ nhỏ 2 tháng tuổi đã được tiêm, đến khi 16 – 24 tháng tuổi, trẻ phải được tiêm nhắc lại. Tổ chức WHO khuyến cáo, Vắc xin phòng chống Bạch cầu, Ho gà, Uốn ván cần được tiêm nhắc lại khi trẻ 4 – 7 tuổi và 9 – 15 tuổi, sau đó cách mỗi 10 năm cần tiêm nhắc lại 1 lần để duy trì hiệu quả. 

Các mũi tiêm chủng cho trẻ em quan trọng mẹ nhất định phải biết
Các mũi tiêm chủng cho trẻ em quan trọng mẹ nhất định phải biết

 

3.4. Sởi, Quai bị, Rubella

Sởi, Quai bị, Rubella là những căn bệnh dễ lây qua đường hô hấp ở trẻ nhỏ nếu như chưa có kháng thể phòng bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Môi trường đông đúc như: Trường mầm non, nhà trẻ, mẫu giáo,… là những môi trường tiềm ẩn nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ rất cao. 

3.5. Vắc xin phòng các bệnh do vi khuẩn não mô cầu gây nên

Các bệnh do vi khuẩn não mô cầu gây nên rất nhiều như: viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ và gây tổn thương nhiều cơ quan khác. Não mô cầu khuẩn thường có 3 dạng bệnh: viêm phổi (9%), nhiễm khuẩn huyết (38%) và viêm màng não (50%). Nếu người bệnh nhiễm khuẩn huyết tối cấp, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 70%. Còn với viêm màng não mủ tỷ lệ tử vong là 30-40% nếu không điều trị kịp thời.

3.6. Thủy đậu

Có thể nói, thủy đậu là một trong những bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất tại Việt Nam. Thủy đậu không phân biệt độ tuổi, có thể nhiễm bệnh bất cứ khi nào. Đặc biệt là ở những người chưa nhiễm bao giờ hoặc chưa tiêm phòng. Thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nặng nề như: viêm phổi, viêm màng não,..nặng hơn là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

3.7. Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bảo chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh có thể để lại di chứng suốt đời và có tỷ lệ tử vong cao. 75% ca mắc ghi nhận ở trẻ em từ 0-14 tuổi với hơn 60000 ca mắc mới và 15000 ca tử vong mỗi năm. 

Các bác sĩ đã nhận định: tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn sau viêm não Nhật bản là rất thấp. Nếu may mắn sống sót thì trẻ sẽ mắc các bệnh về động kinh, co giật, chậm phát triển trí tuệ. Vắc xin viêm não Nhật Bản cũng phải được tiêm nhắc lại sau 3-5 năm. 

3.8. Viêm gan A và B

Virus gây viêm gan A, B có khả năng lây nhiễm rất lớn, lớn gấp 50-100 virus HIV. Bệnh xơ gan diễn biến rất nhanh, làm suy giảm miễn dịch. Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã chỉ ra rằng người mắc bệnh về gan có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 và có tỷ lệ tử vong cao hơn so với người chưa mắc bệnh gan.

3.9. Thương hàn

Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm, không thực hiện ăn chín uống sôi là nguyên nhân chính gây nên bệnh Thương hàn. Bệnh Thương hàn có khả năng lây lan mạnh mẽ và gây ra nhiều hậu quả: tổn thương xuất huyết, thủng ruột, thậm chí là tử vong. 

3.10. Tả

Sau mỗi mùa mưa lũ, bệnh tả lại tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, gây nguy hiểm đến sức khỏe của cộng đồng. Bệnh tả khiến người bệnh bị sốt, nôn, đau bụng, phân lỏng, dẫn đến mất nước nhanh. Nó có thể khiến người bệnh tử vòng trong vài ngày, thậm chí là vài giờ. 

Vắc xin mORCVAX (Vabiotech – Việt Nam) hiện đang là vắc xin dạng uống phòng ngừa bệnh tả an toàn và hữu hiệu nhất, bảo vệ sự tấn công của vi khuẩn tả. 

3.11. Bệnh dại

Bất kỳ động vật hoang dã hay động vật nuôi đều có thể gây ra bệnh dại. Đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 15 tuổi, đây là đối tượng dễ bị tổn thương nặng nề nhất. 

Khi không biết cách chữa trị kịp thời, bệnh dại có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hãy chủ động tiêm vắc xin phòng chống bệnh dại để bảo vệ trẻ.

Bất kỳ độ tuổi nào cũng đều được chăm sóc y tế, đặc biệt là trẻ em. Tiêm phòng là cần thiết, tuy nhiên hãy thận trọng khi đưa bé đi tiêm phòng khi thấy những dấu hiệu ho sốt sổ mũi. Mong rằng qua bài viết này đã giải đáp cho phụ huynh về câu hỏi bé ho sổ mũi có chích ngừa được không và cung cấp các kiến thức cần thiết về vắc xin.

Tweet Like Share Share Pin it Email

Interested for our works and services?

The standard chunk of Lorem Ipsu from "de Finibus Bonorum et Malorum" by Cicero are also reproduced in their exact original form, accompanied. Donec id elit non mi porta gravida at eget metus.