Blog Listed all our awesome blog posts, hospital news!

Bị mụn lẹo ở mắt phải làm sao? Nguyên nhân và dấu hiệu

Bị mụn lẹo ở mắt phải làm sao? Nguyên nhân và dấu hiệu

Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền câu nói: đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Do vậy, mắt rất cần được nâng niu, trân trọng. Tuy nhiên, mắt lại là một trong những bộ phận rất dễ bị tổn thương. Mụn lẹo ở mắt là một trong những vấn đề mà rất nhiều người mắc phải, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và sinh hoạt hàng hàng. Vậy khi bị mụn lẹo ở mắt phải làm sao?

1. Mụn lẹo ở mắt là gì?

Lẹo mắt là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở tuyến bờ mi gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus, khi chúng xâm nhập vào tuyến lông mi. Lẹo mắt khiến cho mi mắt bị sưng tấy, đỏ và đau rát. 

Khi này, bệnh nhân sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng, khó chịu khi nháy mắt và luôn có cảm giác bị cộm như có bụi trong mắt. Tại chỗ bị sưng sẽ nổi lên một khối rắn to khoảng hạt gạo. Cục lẹo sẽ vỡ mủ và xẹp sau 3-4 ngày nhưng sẽ không biến mất hoàn toàn mà có thể xuất hiện ở vị trí khác trên mắt. 

Lẹo mắt có thể chia ra 3 dạng như sau

– Lẹo trong: Lẹo trong gây ra do nhiễm trùng tuyến nhầy của mi mắt. Lẹo nằm bên trong mí mắt, chỉ khi lật mí lên mới thấy được lẹo

– Lẹo ngoài: Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi mà thành. Lẹo ngoài là một nốt đỏ, gây đau bờ mi. Lẹo ngoài thường có kích thước lớn, rắn như hạt đậu

– Đa lẹo: Đa lẹo là lẹo xuất hiện nhiều trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mi của 2 mắt. 

Lẹo mắt khiến cho mi mắt bị sưng tấy, đỏ và đau rát
Lẹo mắt khiến cho mi mắt bị sưng tấy, đỏ và đau rát

 

2. Khi bị mụn lẹo ở mắt phải làm sao?

Mụn lẹo ở mắt sẽ tự biến mất sau khoảng vài ngày đến vài tuần mà không cần phải sử dụng các phương pháp đặc trị. Khi mủ vỡ ra, các triệu chứng sẽ giảm đi sau 4-6 ngày. Để giảm bớt sự khó chịu và mau chóng khỏi bệnh, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau:

2.1. Chườm ấm

Người bệnh có thể dùng khăn ấm đặt lên mí mắt bị lẹo từ 10-15p, thực hiện 3-4 một ngày đến khi hết lẹo. Tuyệt đối không dùng khăn nóng để tránh gây tổn thương mắt. Chườm ấm sẽ giúp giải phóng các tuyến sụn mi bị tắc nghẽn và lấy sạch các chất tiết vàng của mi mắt. Đồng thời giảm đỏ và sưng.

2.2. Sử dụng nước muối sinh lý cho mắt

Bệnh nhân có thể làm sạch mắt bằng cách rửa mắt với nước muối sinh lý dùng cho mắt. Cần rửa nhẹ nhàng, hàng ngày để mắt luôn được sạch. Không cho tay lên mắt, dụi mắt, chà xát mạnh vào vết lẹo, điều này chỉ khiến vết thương thêm nặng hơn. 

Sử dụng nước muối sinh lý cho mắt bị lẹo
Sử dụng nước muối sinh lý cho mắt bị lẹo

 

2.3. Không trang điểm, không đeo kính áp tròng

Khi đang bị lẹo, người bệnh không nên trang điểm vùng mắt hay đeo kính áp tròng. Mỹ phẩm sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn tích tụ, làm cho lẹo mắt ngày càng nặng. Còn kính áp tròng có thể làm tổn thương mắt, khiến các vết thương có thể bị nhiễm trùng.

2.4. Đi khám bác sĩ

Lẹo mắt thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nhưng khi cơ thể có những triệu chứng sau, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có cách điều trị tốt nhất.

3. Dấu hiệu khi bị lẹo mắt

Bị mụn lẹo ở mắt gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt của mỗi người. Bởi vậy, không chỉ cần tìm hiểu về các phương pháp điều trị, việc phát hiện sớm biểu hiện bệnh sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng và hạn chế tối đa di chứng. Dưới đây là chi tiết 4 biểu hiện rõ nhất khi bị lẹo mắt.

– Xuất hiện cục u đỏ trên mí mắt: Khi bị lẹo mắt, sẽ xuất hiện đầu tiên là cục u đỏ, mềm, gây đau ở gần mép mí mắt hoặc bên trong mí mắt.

– Cục u chứa mủ: Cục u sẽ lớn dần, đến một thời điểm sẽ chuyển sang màu trắng hoặc màu vàng do có mủ bên trong. Cục u này sẽ sớm vỡ ra và biến mất cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng.

– Tổn thương mí mắt: Cục lẹo sẽ khiến vùng da xung quanh mí mắt bị sưng, ngứa, nặng hơn là đau rát, khó chịu.

– Kích ứng mắt: Khi bị lẹo, mắt người bệnh sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng, tiết dịch bất thường hoặc chảy nước mắt.

Dấu hiệu khi bị lẹo mắt
Những dấu hiệu khi bị lẹo mắt sớm nhất

 

4. Tại sao lại bị mụn lẹo ở mắt?

Bên cạnh nguyên nhân chính là vi khuẩn và tụ cầu khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, thì còn rất nhiều tác động khác khiến mắt bị lên lẹo mà người bệnh nên phòng tránh như:

– Sử dụng mỹ phẩm vùng mắt kém chất lượng, hết hạn sử dụng hoặc không phù hợp với da.

– Tay chưa vệ sinh kỹ đã dùng để thay kính áp tròng.

– Thường xuyên dùng tay bẩn để dụi mắt.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thường xuyên ăn đồ cay nóng.

– Người bệnh đã từng bị viêm mí mắt hoặc viêm mí mắt mãn tính.

Đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể. Những vết thương nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả rất lớn. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình cũng như người thân trong gia đình. Mong rằng qua bài viết này, người đọc sẽ biết được khi bị mụn lẹo ở mắt phải làm sao. 

Tweet Like Share Share Pin it Email

Interested for our works and services?

The standard chunk of Lorem Ipsu from "de Finibus Bonorum et Malorum" by Cicero are also reproduced in their exact original form, accompanied. Donec id elit non mi porta gravida at eget metus.