Blog Listed all our awesome blog posts, hospital news!

Máu báo thai có phải ai cũng có? Giải đáp về máu báo thai

Máu báo thai có phải ai cũng có? Giải đáp về máu báo thai

Mang thai, có con là một trong những chuyện vô cùng hệ trọng, được chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm. Một trong những dấu hiệu nhận biết đã mang thai là máu báo thai. Tuy nhiên, máu báo thai có phải ai cũng có? Các dấu hiệu của máu báo thai là gì? Cùng các chuyên gia khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Máu báo thai là gì? Chuyên gia sức khoẻ sinh sản giải đáp

Máu báo thai là hiện tượng máu chảy ra từ âm đạo. Máu báo thai có là do trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành hợp tử và di chuyển vào tử cung. Khi đó, phôi thai sẽ bám vào niêm mạc tử cung, làm cho lớp niêm mạc bị bong dẫn đến tình trạng chảy máu. Lượng máu này không nhiều, chỉ xuất hiện vài giọt. Máu báo thai thường sẽ xuất hiện sau 7-10 ngày sau khi thụ thai, cũng có trường hợp máu ra muộn hơn.

Máu báo thai thường sẽ xuất hiện sau 7-10 ngày sau khi thụ thai
Máu báo thai thường sẽ xuất hiện sau 7-10 ngày sau khi thụ thai

 

2. Máu báo thai có phải ai cũng có? Không có máu báo thai có sao không?

Nhiều chị em phụ nữ băn khoăn: không có máu báo thai thì có mang thai không? Các chuyên gia đã nhận định chỉ có khoảng 65% phụ nữ có hiện tượng máu báo thai và số còn lại sẽ nhận biết việc mang thai qua các dấu hiệu khác. 

Để khẳng định vấn đề mang thai, chị em nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở xét nghiệm làm các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để phát hiện nồng độ beta HCG.

3. Máu báo thai khác máu kinh nguyệt như thế nào?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, không có kiến thức nhận biết, rất nhiều người sẽ nhầm lẫn máu báo thai với máu kinh nguyệt. Dưới đây, chuyên gia sức khoẻ sinh sản sẽ chia sẻ chi tiết về sự khác biệt giữa 2 loại máu này.

3.1. Thời gian ra máu

– Máu báo thai sẽ ra trong thời gian rất ngắn, nhiều nhất là 2 ngày.

– Kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày, với nhiều người, kì kinh nguyệt sẽ kéo dài tận 7 ngày.

3.2. Lượng máu

– Lượng máu của máu báo thai rất ít, thường là vài giọt, dính trên quần lót.

– Lượng máu kinh nguyệt thì sẽ rất nhiều, phải sử dụng sự hỗ trợ của băng vệ sinh, cốc nguyệt san,… đặc biệt là ngày đầu và ngày thứ 2 của kỳ kinh nguyệt.

3.3. Màu sắc, đặc tính

– Máu báo thai thường có màu hồng, nâu hoặc màu đỏ tươi nhưng không dính dịch nhầy hay vón cục.

– Máu kinh nguyệt sẽ có màu đỏ thẫm, đỏ đen, thường đi kèm là dịch nhầy và vón cục.

3.4. Mức độ đau

– Khi ra máu báo thai thường không có dấu hiệu đau. Nếu có cũng chỉ là những cơn đau nhẹ và biến mất nhanh chóng.

– Kỳ kinh nguyệt, hầu hết sẽ là những cơn đau bụng dưới, đau âm ỉ từng cơn. Nhiều người thậm chí còn đau rất dữ dội, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Máu báo thai khác máu kinh nguyệt rõ rệt
Máu báo thai khác máu kinh nguyệt rõ rệt

 

4. Phụ nữ nên làm gì khi xuất hiện máu báo thai?

Nếu thấy xuất hiện màu chảy ra từ âm đạo, chị em cần xác định đó có phải là máu báo thai không. Nếu khẳng định đó là máu báo thai thì hãy sử dụng que thử thai để kiểm tra hoặc đến các cơ ở y tế, bệnh viện xét nghiệm để biết được chính xác mình có mang thai hay không.

Tuy nhiên, nếu thấy máu chảy ra nhiều, ồ ạt, đi theo là những cơ đau bụng dữ dội thì nên đi khám ngày vì đò có thể là dấu hiệu của việc sảy thai sớm. 

5. Dấu hiệu của mang thai ở đầu thai kỳ

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy đã mang thai, kể cả khi không có máu báo thai. Vậy những dấu hiệu này là gì? Cùng khám phá ngay 5 dấu hiệu báo tin một thiên thần bé nhỏ đã xuất hiện và hành trình làm mẹ của bạn chính thức bắt đầu.

5.1. Cơ thể hay cảm thấy mệt mỏi

Sau quá trình thụ thai, nội tiết tố progesterone tăng cao, khiến chị em luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Việc cần làm lúc này là hãy xây dựng cho mình chế độ nghỉ ngơi hợp lý và một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hiệu quả.

5.2. Những cơn đau, tức núm vú

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về lượng hormone làm cho lượng máu lên bầu ngực tăng lên, gây ra hiện tượng đau, tức núm vú. Chị em cũng sẽ cảm thấy ngực to lên, căng đầy.

Đồng thời, cơ thể cũng tiết ra hormone ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào biểu bì, tạo ra hắc tố xung quanh đầu vú làm cho đầu vú trở nên sẫm màu. 

5.3. Chậm kinh

Khi đã thụ thai thành công, phôi thai sẽ làm tổ tại tử cung. Khi này, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện nữa. Và trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ không có kinh nguyệt.

Nếu vốn có kinh nguyệt đều đặn nhưng lại đột ngột bị trễ, thêm những dấu hiệu: buồn nôn, đau, tức ngực, đi tiểu thường xuyên thì khả năng cao là đã mang thai

Dấu hiệu của mang thai ở đầu thai kỳ
Khám phá dấu hiệu của mang thai ở đầu thai kỳ

5.4. Buồn nôn

Đây được xem là dấu hiệu phổ biến nhất và thường xuất hiện trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Dấu hiệu này là do sự gia tăng của hormone estrogen và progesterone khi mang bầu. Đa số triệu chứng này sẽ kết thúc vào tuần 13 hoặc 14 của thai kỳ, một số ít có thể kéo dài đến hết thai kỳ. 

5.5. Đi tiểu nhiều

Khi mang thai, tử cung cần không gian cho phôi thai phát triển nên sẽ chèn ép lên bàng quang dẫn đến việc đi tiểu nhiều. Càng về sau, khi tử cung càng phát triển, bàng quang càng bị chèn ép nhiều hơn thì hiện tượng này còn diễn ra nhiều hơn.

Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia sức khỏe về máu báo thai có phải ai cũng có và những điều cần biết về máu báo thai. Hãy luôn sẵn sàng kiến thức để bảo vệ mình và con, chuẩn bị một hành trang vững chắc để làm mẹ.

Tweet Like Share Share Pin it Email

Interested for our works and services?

The standard chunk of Lorem Ipsu from "de Finibus Bonorum et Malorum" by Cicero are also reproduced in their exact original form, accompanied. Donec id elit non mi porta gravida at eget metus.